Giao diện Web Giao diện Mobile
   
Tin nóng Data Analyst|Business Information-HN|2|03/31/2022
Tin tức »

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 23/11

DTCK | 23/11/2017

Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 23/11 của các công ty chứng khoán.

 

Khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu BID

CTCK BIDV (BSC)

Xu hướng hiện tại của cổ phiếu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (mã BID) là bứt phá. Chỉ báo xu hướng MACD phân kỳ. Chỉ báo RSI quá mua.

Nhận định: Sau khi thực sự bật lên khỏi nền giá 20 vào giữa tháng 10, hôm này, BID đã có phiên tăng trần ấn tượng vượt qua 2 ngưỡng Fibonacci 61.8 và 78.6 chỉ trong buổi chiều. Đà tăng này sẽ tiếp tục tăng với lực mua từ khối ngoại cũng như trong nước về tiềm năng của cổ phiếu ngân hàng.

Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư nên nắm giữ BID vì cổ phiếu này đều có lợi cả ngắn và trung hạn.

Khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu VCG

CTCK Maritime (MSI)

Theo ước tính của chúng tôi, doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2017 của Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (mã VCG) lần lượt đạt 9.557 tỷ đồng và 769,4 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Trong năm 2018, chúng tôi ước tính doanh thu và lợi nhuận sau thuế của VCG đạt 10.991 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 884,9 tỷ đồng nhờ vào dự án Splendora.

Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh P/E với P/E bình quân của các công ty cùng ngành đang niêm yết trên thị trường là 18,x để xác định giá trị của VCG. Theo đó, trên quan điểm thận trọng, chúng tôi chiết khấu 10% so với mức P/E bình quân ngành.

Như vậy với mức P/E hợp lý của VCG là 16,28X, EPS 2017F là 1.742 thì giá mục tiêu của VCG là 28.350 đồng/CP. Chúng tôi đưa ra khuyến nghị nắm giữ đối với VCG dựa trên những yếu tố cơ bản như kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm khá ấn tượng; nhiều dự án đang được triển khai, mở bán; tiếp tục thoái vốn, ngừng hoạt động hoặc giải thể các đơn vị kinh doanh thua lỗ, tạo cấu trúc cô đọng, tập trung vào lĩnh vực chính là xây lắp, kinh doanh bất động sản.

>> Tải báo cáo

Khuyến nghị canh mua cổ phiếu ACB

CTCK KIS Việt Nam (KIS)

Cổ phiếu Ngân hàng TMCP Á Châu (mã ACB) giá vẫn tiếp tục duy trì được xu hướng tăng rất thuyết phục được thể hiện qua các đường trung bình giá ngắn hạn nằm trên các đường trung bình dài hạn .

Bên cạnh đó, dòng tiền chảy vào ACB vẫn rất đều đặn với nhiều phiên thanh khoản trên mức trung bình 20 phiên.

Hiện tại, giá đang trong quá trình tiệm cận đường cận trên của kênh giá do đó những áp lực điều chỉnh trong ngắn hạn sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, xu thế tăng nhiều khả năng sẽ tiếp tục được duy trì.

Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị canh mua cổ phiếu ACB khi giá xuất hiện những nhịp điều chỉnh về 32.000 đồng/CP.

Khuyến nghị canh mua cổ phiếu VPB

CTCK KIS Việt Nam (KIS)

Cổ phiếu Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (mã VPB) nhìn chung vẫn nằm trong xu thế tăng kể từ khi niêm yết.

Đà giảm của giá cổ phiếu VPB đang có dấu hiệu chững lại khi áp lực bán ra không quá lớn với khối lượng giao dịch ở những phiên gần đây luôn thấp hơn mức trung bình 20 phiên.

Bên cạnh đó, giá phản ứng của VPB rất tốt ngay tại đường trung bình 50 phiên MA(50), tương đương 38.000 đồng/CP, được kì vọng là ngưỡng hỗ trợ quan trọng.

Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị canh mua khi xuất hiện những nhịp tăng mạnh và bứt phá qua ngưỡng 40.000 đồng/CP, tương đương MA(20).

Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu FPT

CTCK Bản Việt (VCSC)

Chúng tôi giữ khuyến nghị mua dành cho CTCP FPT (FPT), đồng thời điều chỉnh tăng giá mục tiêu thêm 15% nhờ cập nhật chu kỳ chiết khấu dòng tiền và WACC giảm 1,7 điểm %.

Lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm 2017 của FPT tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ các mảng kinh doanh đều đạt tăng trưởng mạnh, đặc biệt là Xuất khẩu Phần mềm (tăng 25%) dù Viễn thông (9%) bị ảnh hưởng do dự phòng cho Quỹ dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam (VTF).

Dự báo 2017, lợi nhuận sau thuế FPT thường xuyên sẽ tăng 14% nhưng lợi nhuận sau thuế báo cáo tăng mạnh 55% so với năm 2016 nhờ khoản lãi bất thường từ thoái vốn khỏi FPT Trading and Retail, ước đạt 798 tỷ đồng sau thuế.

Dự báo 2018,lợi nhuận sau thuế thường xuyên tăng 11% so với năm 2017 nhờ Xuất khẩu Phần mềm (tăng 24%) và Viễn thông (tăng 17%), một phần bị ảnh hưởng do Bán lẻ và Phân phối đóng góp lợi nhuận ít hơn.

T.T

Tin khác »