Giao diện Web Giao diện Mobile
   
Tin nóng Data Analyst|Business Information-HN|2|03/31/2022
Tin tức »

KBC, IDC, SZC, ITA, SIP vẫn duy trì tỷ suất lợi nhuận cao về cho thuê đất

NDH | 16/06/2021

Dự thảo Nghị định mới về quản lý khu công nghiệp sẽ hợp lý hóa quy trình xin cấp phép dự án mới và dự án mở rộng.

 

  • SSI Research cho rằng tỷ suất lợi nhuận của các KCN mới sẽ thấp hơn các KCN hiện hữu do chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng tăng lên.
  • Các chủ đầu tư KCN hiện tại có đất cho thuê vẫn có thể duy trì tỷ suất lợi nhuận cao hơn đối với hoạt động cho thuê.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 82/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế (KKT). Dự thảo Nghị định đã bổ sung một số nội dung quy định mới.

Về phân cấp thẩm quyền, dự thảo Nghị định ủy quyền, phân cấp việc xem xét, quyết định đối với các dự án cấp mới, điều chỉnh mở rộng dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN theo một trong 2 phương án: (1) Ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; (2) Phân cấp cho UBND cấp tỉnh. Theo Nghị định số 82, tất cả các quyết định đều phải có sự đồng ý của Thủ tướng.

Về việc xét duyệt các KCN mới, điều chỉnh và mở rộng KCN, theo dự thảo Nghị định, tổng diện tích đất của các KCN tối thiểu là 75 ha. KCN phải có tối thiểu 5% tổng diện tích đất dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Đây là một quy định mới so với quy định trước đây.

Quy định về chủ đầu tư KCN không được phép đầu tư mở rộng nếu tỷ lệ lấp đầy KCN hiện tại dưới 60% sẽ không được áp dụng trong các trường hợp sau: (i) tổng diện tích đất của các KCN trên địa bàn tỉnh hoặc thành phố dưới 1.000 ha; (ii) KCN trước đó đã có dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng bị chấm dứt hoạt động và giao cho nhà đầu tư mới ; (iii) KCN sinh thái, KCN sản xuất hỗ trợ và chuyên sâu; (iv) chủ đầu tư KCN cam kết dành ít nhất 30% tổng diện tích đất cho các dự án đầu tư công nghệ cao, dự án công nghiệp hỗ trợ, dự án đổi mới và các dự án ưu tiên.

66255019-2246668995410004-4063-4259-6690

Khu công nghiệp Tràng Duệ của Kinh Bắc. Ảnh: KBC

Báo cáo của SSI Research tin rằng dự thảo Nghị định mới sẽ hợp lý hóa quy trình xin cấp phép KCN mới và KCN mở rộng. Ngoài ra, cơ chế ưu đãi sẽ dành cho các KCN sinh thái, dự án công nghệ cao, dự án công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Những chủ đầu tư KCN có tỷ lệ lấp đầy các KCN thấp hơn 60%, như Sonadezi Châu Đức (HoSE: SZC) với tỷ lệ lấp đầy khoảng 40% sẽ có thể xin phép phát triển KCN mở rộng bằng cách thu hút khách thuê trong các lĩnh vực ưu tiên.

Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các KCN mới tăng lên (năm 2021, chi phí này tăng khoảng 10 - 50% so với năm trước), do đó tỷ suất lợi nhuận của các KCN mới sẽ thấp hơn các KCN hiện hữu. Các chủ đầu tư KCN hiện tại có đất cho thuê như Kinh Bắc (HoSE: KBC), Idico (HNX: IDC), Sonadezi Châu Đức, Tân Tạo (HoSE: ITA), Sài Gòn VRG (UPCoM: SIP) vẫn có thể duy trì tỷ suất lợi nhuận cao hơn đối với hoạt động cho thuê đất.

KCN Nam Tân Uyên 3 (255 ha) và Cây Trường (700 ha) là một trong số các KCN mới sẽ đi vào hoạt động trong nửa cuối năm nay. Đây sẽ là động lực chính cho Nam Tân Uyên (UPCoM: NTC) và Becamex IDC (HoSE: BCM).

Lê Xuân

Tin khác »