Giao diện Web Giao diện Mobile
   
Tin nóng Data Analyst|Business Information-HN|2|03/31/2022
Tin tức »

Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất lên sàn thương mại điện tử

HOSE | 02/06/2020

Bộ Công Thương cho biết một trong những nhiệm vụ quan trọng năm nay là hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất lên sàn thương mại điện tử, nhằm giảm thiểu những khó khăn do dịch Covid-19 gây ra.

 

  • Quy mô thị trường thương mại điện tử năm nay dự kiến đạt 13 tỷ USD và sẽ đạt 33 tỷ USD vào 2025.
  • Hình thức COD chiếm 90% phương thức thanh toán trong giao dịch thương mại điện tử.
  • Rào cản để phát triển thị trường thương mại điện tử hiện nay đó là lòng tin của người tiêu dùng vào mua hàng trực tuyến vẫn rất thấp.
  • Doanh nghiệp thương mại nên tập trung vào xây dựng uy tín và phải xử lý nhanh tranh chấp, khiếu nại nếu có xảy ra.
ho-tro-doanh-nghiep-san-xuat-l-1329-6759

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất lên sàn thương mại điện tử.

Tại hội thảo “Phát triển thương mại điện tử: Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam”, ông Lê Đức Anh – Giám đốc Trung tâm tin học và công nghệ số, Cục Thương mại điện tử & Kinh tế số Bộ Công Thương cho biết do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tỷ lệ đơn hàng của doanh nghiệp thương mại điện tử bị hủy đơn tăng đột biến, lên đến 140% vào tháng 3-4. Nguyên nhân là do nguồn cung hàng hóa bị gián đoạn do ảnh hưởng của quy định giãn cách xã hội. Trước thực trạng này, Bộ Công Thương xác định, một trong những nhiệm vụ quan trọng trong những tháng cuối năm là hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất lên sàn thương mại điện tử, thông qua sự phối hợp cùng Sở Công Thương tại các địa phương. 

Đồng thời, Bộ Công Thương còn khuyến nghị, nền tảng hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử hiện tương đối tốt, vì vậy doanh nghiệp thương mại là phải xây dựng được uy tín với khách hàng, sử dụng dịch vụ của đơn vị chuyển phát đảm bảo và phải xử lý nhanh khiếu nại tranh chấp nếu có xảy ra.

Các chuyên gia dự báo quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt 13 tỷ USD vào năm nay và sẽ đạt 33 tỷ USD vào 2025. Thị trường bao gồm hoạt động bán lẻ, du lịch, tiếp thị, giải trí và mua bán trực tuyến các dịch vụ và sản phẩm số hóa khác. Quy mô này vượt xa mục tiêu trong kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020. 

Theo đó, với quy mô 33 tỷ USD vào 2025, Việt Nam sẽ trở thành thị trường thương mại điện tử lớn thứ 3 Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia (100 tỷ USD) và Thái Lan (43 tỷ USD).

Hình thức nhận hàng rồi thanh toán (COD) chiếm 90% trong thương mại điện tử, còn lại là thanh toán trực tuyến, chuyển khoản, thanh toán trên nền tảng di động và thẻ trả trước.

Ngoài ra, rào cản lớn nhất đối với sự phát triển của thương mại điện tử Việt Nam là không bảo chất lượng sản phẩm so với quảng cáo. Theo sau đó là thiếu dịch vụ khách hàng, lo ngại về an toàn dữ liệu và giá cả.

Ông Phạm Xuân Hòe – Viện Chiến lược Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam để tham gia vào thương mại điện tử đó là lòng tin người tiêu dùng với mua hàng trực tuyến vẫn còn rất thấp, vì vậy 88% người dùng lựa chọn thanh toán bằng tiền mặt để kiểm soát chất lượng sản phẩm. 

Đồng thời, thể chế chính sách cho kinh tế số vẫn chậm ban hành chưa kể tư duy cơ nới chính sách thay vì làm mới hoàn toàn cũng đang là những thách thức đối với hoạt động thương mại điện tử.

Ông Đức Anh đề xuất nên đẩy mạnh quản lý dựa trên vòng tròn (nền tảng) tín nhiệm. Trong đó, tập trung vào xác nhận thông tin giao dịch, xử lý tranh chấp và khiếu nại, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước và thúc đẩy thị trường cũng như thanh toán đảm bảo.

Việc xây dựng nền tảng theo nguyên tắc đánh giá tín nhiệm cả sàn, website thương mại điện tử và người mua hàng, cấp chứng nhận với những trường hợp được đánh giá tốt. Theo đó, những trường hợp này sẽ được nhận những ưu đãi, khuyến mại lớn khi mua hàng.

Ông Hòe cũng kiến nghị cơ chế quản lý thương mại điện tử nên theo hướng mở, cần có cuộc cách mạng về tư duy chính sách và cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (Sandbox). Đồng thời, việc xây dựng các hub cho doanh nghiệp công nghệ thông tin ở các thành phố lớn có cơ hội trình bày ý tưởng và gọi vốn cũng hết sức cần thiết. 

Ngoài ra, ông Đức Anh còn cho biết Bộ Công Thương đã có chương trình hành động về việc phát triển thương mại điện tử dựa trên ứng dụng nền tảng số để hỗ trợ các doanh nghiệp, kể từ tháng 4. Theo đó, cơ quan quản lý và doanh nghiệp, đặc biệt các sàn thương mại điện tử lớn đều cho rằng đây là thời điểm tốt để thúc đẩy quy mô thị trường thương mại điện tử ngày càng phát triển.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đang tổ chức các đoàn thanh tra để làm việc với sàn, website thương mại điện tử, đặc biệt những trường hợp có khiếu nại để rà soát, kiểm tra và xử lý những hành vi vi phạm trong quá trình giao dịch.

Hiện chế tài trong thương mại điện tử đã có quy định rất rõ như các sàn web thương mại điện tử phải công bố về chính sách giao hàng trên web. Trường hợp không công bố thông tin về việc giao hàng, xử lý tranh chấp thì doanh nghiệp đã vi phạm quy định về thương mại điện tử. 

Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, dịch vụ logistics, chuyển phát chặng cuối và hoàn tất đơn hàng cũng phát triển mạnh mẽ. 

Theo Hiệp hội Thương mại điện tử, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam là đơn vị chuyển phát được 61% các đơn vị bán hàng trực tuyến thuê, theo sau đó là Công ty Bưu chính Viettel (25%), EMS, giao hàng nhanh, giao hàng tiết kiệm...

Ngọc Hà

Tin khác »