Giao diện Web Giao diện Mobile
   
Tin nóng Data Analyst|Business Information-HN|2|03/31/2022
Tin tức »

Việt Nam vẫn còn dư địa lớn để gia tăng quy mô thị trường vốn

NDH | 13/11/2018

Theo VDSC, kinh tế Việt Nam đang chịu tác động lớn bởi diễn biến giá dầu thô và dòng vốn đầu tư nước ngoài. Cũng theo VDSC, Việt Nam rõ ràng vẫn còn dư địa lớn để gia tăng quy mô thị trường vốn.

 

Cân bằng ngân sách

Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết nợ nước ngoài của Việt Nam đã đạt 48% GDP, gần với hạn mức 50% GDP. Trong 10 năm qua, nợ nước ngoài của Việt Nam đã tăng gấp ba. Đáng chú ý, nợ nước ngoài ngắn hạn của các doanh nghiệp tăng mạnh trong năm ngoái. Trong khi đó, tỷ lệ dự trữ ngoại tệ/giá trị nhập khẩu của Việt Nam đang ở mức thấp nhất so với các quốc gia khác trong khu vực.

Tuy nhiên, theo VDSC, kinh tế Việt Nam chưa có những tín hiệu rõ ràng về kiểm soát thâm hụt ngân sách. Tỷ lệ thâm hụt ngân sách so với GDP tăng lên 3,7%, mức cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Hiện tại, Việt Nam được hưởng lợi từ một tài khoản vãng lai dương, chủ yếu nhờ đóng góp của các tập đoàn FDI. Chính điều này đang bảo vệ nền kinh tế khỏi những rủi ro bên ngoài trong ngắn hạn, VDSC nhận định.

Bên cạnh đó, Chính phủ đã có những động thái tích cực nhằm quản lý nợ trung hạn, mà một trong số đó là việc giữ các khoản vay ở mức chấp nhận được để cân bằng ngân sách Nhà nước. Điều này nhằm mục đích giữ cho việc phân bổ và sử dụng các khoản vay phù hợp với mục đích ban đầu, chỉ số nợ ở mức an toàn, và đảm bảo khả năng trả nợ.

Giá dầu thô tăng mạnh - rủi ro cho lạm phát

Theo VDSC, điều quan trọng là phải theo dõi biến động tiêu dùng hộ gia đình và lạm phát, đặc biệt hiện tượng lạm phát chi phí đẩy trong bối cảnh giá dầu thô đã tăng gấp đôi kể từ 2016.

Giá dầu cao hơn sẽ tạo ra hiện tượng lạm phát chi phí đẩy và làm giảm thu nhập thực của các hộ gia đình. Hiện tại, Chính phủ sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu để can thiệp vào thị trường xăng dầu trong nước nhằm kiểm soát giá.

Trong khi đó, giá nhập khẩu xăng dầu các loại đã tăng 20 - 30% kể từ đầu năm nay. Điều này góp phần làm chỉ số CPI của Việt Nam tăng 0,9 -1,3% trong năm 2018, theo ước tính của VDSC. Năm 2019, thuế bảo vệ môi trường áp dụng cho giá dầu cũng bắt đầu có hiệu lực.

Tuy nhiên, VDSC lo ngại về viễn cảnh tài khoản vãng lai trở nên kém tích cực hơn. Mặc dù các nhà máy lọc dầu quy mô lớn bắt đầu hoạt động trong những năm gần đây, Việt Nam sẽ trở thành nước nhập khẩu năng lượng ròng trong vài năm tới do sản lượng dầu trong nước giảm. Trong 9 tháng đầu năm 2018, chi phí nhập khẩu dầu thô tăng 282% so với cùng kỳ năm ngoái.

Kiểm soát dòng tiền đầu tư từ nước ngoài - rào chắn rủi ro

Một yếu tố quan trọng khác là Việt Nam và Trung Quốc là những nước hiếm hoi mà tỷ trọng tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu và trái phiếu/GDP thấp hơn tín dụng ngân hàng.

Trong bối cảnh này, Việt Nam rõ ràng vẫn còn dư địa lớn để gia tăng quy mô thị trường vốn, nhưng nhà điều hành sẽ đối mặt nhiều áp lực hơn khi phải giải quyết cả hai vấn đề, gồm tăng tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài và phát triển thị trường vốn trong nước, VDSC nhận định.

Dòng vốn nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong quá trình kế hoạch phát triển thị trường vốn Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài đã mua phần lớn cổ phần trong các đợt thoái vốn quy mô lớn tại các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) như Vinamilk và Sabeco. Cán cân tài chính của Việt Nam liên tục dương trong các quý gần đây. Trong 2 năm tới, Chính phủ cam kết đẩy mạnh thoái vốn tại DNNN.

Hiện nay, việc kiểm soát chặt dòng tiền ra vào thị trường thông qua hệ thống luật pháp đang trở thành rào chắn cho Việt Nam trước các rủi ro từ bên ngoài, theo VDSC.

Tin khác »