Giao diện Web Giao diện Mobile
   
Tin nóng Data Analyst|Business Information-HN|2|03/31/2022
Tin tức »

Cổ phiếu dệt may có còn tăng nóng?

Fili | 14/05/2019

Không chỉ cổ phiếu thủy sản, cổ phiếu dệt may cũng hưởng lợi nhiều từ việc các hiệp định thương mại tự do được ký kết.

 

Tác động của CPTPP sau 3 tháng có hiệu lực

CPTPP đã chính thức có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 14/01/2019. Theo Báo cáo kinh tế vĩ mô quý I của bộ phận phân tíchSSIRetail Research thuộc Công ty Chứng khoán (CTCK) SSI, trong 10 nước đối tác của CPTPP thì Việt Nam đã có Hiệp định thương mại tự do (FTA) với 7 nước, CPTPP chỉ tạo ra 3 thị trường mới là Canada, Mexico và Peru và số liệu đã cho thấy một số tác động ban đầu.

Hai thị trường Mexico và Peru khá nhỏ và biến động không đáng kể khi xuất khẩu sang Mexico tăng nhẹ 8%, trong khi Peru giảm -7,2%. Tuy nhiên, xuất khẩu sang thị trường Canada tăng đột biến 46,9%, đạt 891triệu USD, trong quý I. Tăng trưởng được ghi nhận ở hầu hết các mặt hàng, đặc biệt là các sản phẩm chủ lực của xuất khẩu Việt Nam như hàng dệt may tăng 22,4%, giày dép tăng 32,8%, thủy sản tăng 11,5%, máy móc thiết bị tăng 136%...

Không chỉ CPTPP mà Việt Nam đã ký thành công 11 FTAs đang có hiệu lực, cùng với 5 FTAs đang trong quá trình đàm phán. Tỷ lệ tận dụng ưu đãi FTAs đạt 39% trong năm 2018, tăng khá mạnh so với mức 34% trong năm 2017, cho thấy Việt Nam đang đi đúng hướng. Khối FDI suy yếu là yếu tố không mong muốn nhưng lại là cơ hội để Việt Nam chuyển trọng tâm sang nhóm các doanh nghiệp nội địa, đây mới là động lực tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.

Năm 2019, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) công bố mục tiêu kim ngạch xuất khẩu ước đạt 40tỷ USD, tăng trưởng gần 11%, thặng dư thương mại đạt 20tỷ USD. Theo website Agtex.org.vn, tình hình đơn hàng ngành dệt may năm 2019 rất khả quan. Ngay từ cuối năm 2018, nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng cho 6 tháng đầu năm và thậm chí cả năm 2019.

Cổ phiếu dệt may chẳng kém cạnh thủy sản

Năm 2018, nhiều cổ phiếu dệt may đã tăng giá trên 20%như CTCP Tập đoàn Trường Tiền (HNX: MPT), CTCP Sản xuất Thương mại May Sài Gòn (HoSE: GMC), CTCP Đầu tư và Thương mạiTNG(HNX: TNG), Tổng Công ty Việt Thắng - CTCP (HoSE: TVT), CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (HoSE: FTM), CTCP Vải sợi May mặc Miền Bắc (HNX: TET).

Tuy nhiên, cũng có khá nhiều ông lớn trong ngành có giá cổ phiếu sụt giảm trong năm 2018 như CTCP Sợi Thế Kỷ (HoSE: STK), CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HoSE: TCM), CTCP Everpia (HoSE: EVE)…

Sang quý I, mặc dù VN-Indexvẫn mắc kẹt quanh vùng 900 - 1,000 điểm nhưng bức tranh cổ phiếu ngành dệt may khởi sắc hơn hẳn.Cổ phiếu STK tăng gần 60%, TCM tăng hơn 39%, TNG tăng hơn 38%, FTM tăng hơn 26%, TVT và CTCP May Sông Hồng (HoSE:MSH) cùng tăng hơn 24%,…

Trong quý I, STK ghi nhận doanh thu hơn 605 tỷ đồng - tăng gần 2,8%, nhưng LNST ghi nhận gần 52 tỷ đồng - tăng hơn 29% so với cùng kỳ năm 2018.

Các doanh nghiệp sản xuất sợi như STK được hưởng lợi gián tiếp từ nhu cầu sợi trong nước tăng để cung ứng nguyên liệu cho hàng may mặc xuất khẩu (do yêu cầu về nguyên tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan theo CPTPP là từ sợi trở đi và đối với EVFTA là từ vải trở đi).

Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam còn có thể xuất khẩu sợi trực tiếp sang Mexico (hưởng ưu đãi thuế quan theo CPTPP), sang Mỹ (mặt hàng cùng loại của Trung Quốc phải chịu mức thuế 25% áp bổ sung do chiến tranh thương mại và đang có nguy cơ bị đánh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp) và sang một số quốc gia châu Âu như Tây Ban Nha, Ba Lan, Séc (hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA).

Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2019 của STK

 

Còn trong quý I, TCM ghi nhận doanh thu hơn 978 tỷ đồng - tăng hơn 15%, trong khi LNST chỉ đạt gần 43 tỷ đồng - giảm hơn 12% so với cùng kỳ năm 2018.

Tại hội thảo đầu tư mới đây, Thành viên HĐQT TCM, ông Trần Như Tùng, cho biết TCM đang chờ phán quyết từ toà án Mỹ về trường hợp phá sản của Sears Holding (khách hàng lớn, đóng góp khoảng 7% doanh thu hàng năm cho TCM thông qua hai công ty con Roebuck và Kmart).

Theo ông Tùng, Sears Holding trước đó ký hợp đồng sản xuất vải để cắt may sản phẩm thời trang. Vì thực hiện theo yêu cầu riêng nên nếu công ty không tiếp tục bán cho khách hàng thì cũng rất khó để thanh lý. "Chúng tôi đã đàm phán nhằm thay đổi phương thức thanh toán từ trả sau thành tín dụng thư. Khoản phải thu đối với Sears Holding khi họ đệ đơn phá sản là khoảng 4triệu USD(95 tỷ đồng), chiếm 3% tổng tài sản. Các luật sư bên Mỹ cho rằng chúng tôi có thể thu hồi 40-50% khoản nợ này, nhưng khi nào vẫn chưa biết", ông Tùng nói.

Báo cáo phân tích của CTCK Phú Hưng cho biết Sears Holding đã nhận hỗ trợ 300 triệu USDtừ một đối tác để tiếp tục hoạt động kinh doanh, đồng thời giảm số lượng cửa hàng để giảm thiểu chi phí. Do đó, 95 tỷ đồng chưa thực sự là một khoản nợ xấu. Tuy nhiên, nhằm giảm gánh nặng tài chính cho năm, TCM nhiều khả năng trích lập dự phòng khoản phải thu này và hoàn nhập sau đó. Khả năng thu hồi đối với những đơn hàng giao trong 20 ngày là 75-100%, còn đơn hàng đã nhập kho là 30-50%.

"Thiệt hại của TCM sau sự cố này không lớn. Dự báo trong giai đoạn 2019, hoạt động kinh doanh của TCM vẫn tích cực nhờ kỳ vọng từ Hiệp định EVFTA và CPTPP chính thức có hiệu lực. Bên cạnh đó, tiềm năng tăng trưởng của ngành dệt may còn khá lạc quan, nhất là khi TCM là doanh nghiệp đầu ngành và sở hữu lợi thế từ chuỗi sản xuất khép kín sợi – vải – may thành phẩm", theo báo cáo.

Cùng kỳ, TNG ghi nhận doanh thu hơn 806 tỷ đồng và LNST hơn 37 tỷ đồng, lần lượt tăng mạnh hơn 34% và gần 72% so với quý I. Tuy nhiên, TNG mới chỉ thực hiện được 19% kế hoạch doanh thu và 18% kế hoạch LNST năm 2019. Năm 2019, TNG đặt kế hoạch tổng doanh thu đến 4,154 tỷ đồng - tăng hơn 51%, LNST là 208 tỷ đồng – tăng gần 64% so với năm 2018.

Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2019 của TNG

 

Mặc dù giá cổ phiếu tăng hơn 26% nhưng trong quý I, FTM ghi nhận doanh thu giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái và LNST lỗ hơn 14 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi hơn 11 tỷ đồng. Theo đó, Công ty ghi nhận quý lỗ đầu tiên kể từ khi niêm yết. FTM cho hay việc giảm mạnh sản lượng tiêu thụ là nguyên nhân chính làm cho doanh thu và LNST quý I sụt giảm. Sản lượng tiêu thụ giảm mạnh do tác động tiêu cực của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, do Mỹ và Trung Quốc là 2 thị trường xuất khẩu chủ lực của FTM. Như vậy, có thể thấy, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung không phải lúc nào cũng là cơ hội với doanh nghiệp.

TVT cũng ghi nhận doanh thu và LNST quý I giảm mạnh so cùng kỳ năm 2018, mặc dù giá cổ phiếu vẫn tăng hơn 24% trong quý /2019.

MSH vừa báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý I với doanh thu đạt gần 973 tỷ đồng - tăng hơn 24%, LNST gần 87 tỷ đồng – tăng gần 78% so với cùng kỳ năm 2018. Công ty này chỉ mới niêm yết cổ phiếu vào ngày 28/11/2018. Năm 2019, MSH đặt kế hoạch LNST là 324 tỷ đồng – tăng gần 41% so với kế hoạch năm 2018. Nền tảng cho kế hoạch này là dịch chuyển đơn hàng từCMTsang FOB, công ty dự kiến tỷ lệ doanh thu hàng FOB tính đến hết năm 2018 đạt mức 72% và sẽ đạt mức 75% vào năm 2019.

Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2019 của MSH

 

Có thể nhận thấy, cổ phiếu ngành dệt may đang khởi đầu những tháng đầu năm 2019 thật sự tốt khi đón nhận thông tin tích cực từ CPTPP cũng như các FTAs. Song, cuộc chiến vẫn còn dài, điều quan trọng là doanh nghiệp nào có sự chuẩn bị để tận dụng những lợi thế các hiệp định mang lại.

Tin khác »